top of page

Chia sẻ về kỹ năng đưa phản hồi tại ngân hàng Standard Chartered

Khi nhận được lời mời trở lại Standard Chartered Bank, Hiền thật sự cảm thấy vô cùng xúc động. Đây không chỉ là nơi Hiền từng gắn bó trong suốt 10 năm làm việc, mà còn là ngôi nhà gắn liền với những kỷ niệm, những bài học quý giá, những thành tựu đáng tự hào và những tình bạn đáng quý.


Lần này, Hiền trở về với vai trò là một diễn giả trong chương trình hội thảo "Văn hóa đưa phản hồi". Được gặp lại những người bạn cũ, những đồng nghiệp thân thương và có cơ hội chia sẻ về coaching, Hiền cảm thấy vô cùng hạnh phúc.


Xúc động hơn nữa, khi các em nhân viên cũ nhắn hỏi Hiền về giờ để đón, và nhiều bạn không thể tham gia trực tiếp cũng nhắn nhủ rằng sẽ tham gia online để gặp mình.



Dù "đưa phản hồi" không phải là chủ đề mới lạ nhưng sự tham gia đông đảo của hơn 200 đồng nghiệp cũ, cùng với những chia sẻ sôi nổi của những người tham gia đã cho thấy đây là một vướng mắc rất thường gặp tại môi trường làm việc.





Qua sự kiện, Hiền tin rằng sau phần chia sẻ của mình, những người tham gia đều đã nhận ra được việc đưa phản hồi trong công việc là "một món quà" chứ không phải một "quả cầu lửa" nóng phỏng tay cần phải né tránh.


Ai cũng cần nhận được những phản hồi để giúp bản thân mình trở nên tốt hơn, việc đưa phản hồi không chỉ giúp cải thiện hiệu suất và năng lực của cá nhân mà còn thúc đẩy sự phát triển chung của cả tổ chức. Một môi trường làm việc lành mạnh cần có sự trao đổi liên tục và xây dựng giữa cấp trên và cấp dưới.


Khi được đưa phản hồi một cách đúng cách và đúng lúc, người được nhận phản hồi sẽ nhận ra đó là một cơ hội quý báu để học hỏi và cải thiện bản thân. Những lời nhận xét, góp ý chân thành và cụ thể sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu trong công việc, từ đó xác định được hướng phát triển rõ ràng hơn.


Ngược lại, nếu phản hồi được đưa ra một cách vội vàng, thiếu chuẩn bị hoặc quá gay gắt, người nhận phản hồi sẽ dễ có cảm giác bị công kích, bị soi mói. Họ sẽ trở nên e dè, mất tự tin và thậm chí né tránh những lần nhận phản hồi trong tương lai. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả của quá trình phản hồi mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và động lực làm việc của họ.


Để có thể đưa phản hồi một cách tích cực thì hai bên cần phải có môi trường an toàn và tin tưởng để có thể trao đổi một cách cởi mở. Môi trường đưa phản hồi được đánh giá là hiệu quả là khi người đưa phản hồi muốn góp ý để người nhận phản hồi trở nên tiến bộ hơn, chứ không phải để "xả" và đi kèm là người nhận phản hồi thực sự muốn lắng nghe để bản thân tốt hơn.


Đặc biệt là loại phản hồi tích cực như ghi nhận, khích lệ động viên nên thường xuyên được đưa ra. Khi nhân viên nhận được phản hồi tích cực, họ sẽ cảm thấy những nỗ lực, cống hiến của mình được đánh giá cao. Điều này không chỉ tăng niềm tự hào, động lực làm việc mà còn củng cố sự gắn kết với tổ chức. Họ sẽ cảm thấy tự tin hơn, muốn tiếp tục cống hiến và gắn bó lâu dài với tổ chức.


Việc đưa ra và nhận lại phản hồi một cách tích cực trong công việc là một trong những yếu tố then chốt để xây dựng một tổ chức năng động, hiệu quả và gắn kết. Nó không chỉ giúp phát triển cá nhân nhân viên mà còn thúc đẩy sự tăng trưởng chung của doanh nghiệp.


Hy vọng những nội dung về kỹ năng đưa phản hồi hiệu quả được chia sẻ trong sự kiện này của Hiền sẽ truyền cảm hứng và được áp dụng rộng rãi, góp phần xây dựng môi trường làm việc gắn kết, năng động và thành công của ngân hàng Standard Chartered.


Ảnh chụp cùng BTC và những đồng nghiệp cũ khi kết thúc sự kiện





댓글


bottom of page